Trình tự thi công sơn chống nóng trên bề mặt mái tôn cũ và mới
Ánh nắng mặt trời vốn là nguyên nhân gây tổn hại nhiều nhất cho mái tôn công trình. Để hạn chế một phần khó khăn trên, nhiều gia đình hiện nay đã chọn giải pháp thi công sơn chống nóng lên mái tôn, việc này không những giúp bảo vệ mái che tôn mà còn giảm nhiệt độ cho không gian phía bên trong căn nhà. Dưới đây là một số lưu ý cũng như quy trình sơn chống nóng trên bề mặt của các dạng mái tôn thường gặp.
Tác dụng của Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 trên bề mặt của mái tôn
Đối với phần mái, đặc biệt là những gia đình dùng mái tôn vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của con người trong căn nhà chính là lượng nhiệt hấp thụ và tỏa ra của mái tôn quá lớn, đặc biệt là dưới điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng ẩm của nước ta. Hơn nữa, điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt cũng gây ra sự xuống cấp cho phần vật liệu dễ bị mòn, oxi hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và độ an toàn cho phần mái tôn của mỗi công trình.
Trên thị trường, dòng Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 được khá ưa chuộng và sử dụng bởi nhiều gia đình, công xưởng,… để tạo lớp bảo vệ cho phần mái tôn và giảm sự hấp thụ nhiệt. Sản phẩm Sơn Chống Nắng KOVA CN-05 với những tính năng và đặc điểm vượt trội như:
- Khả năng giảm nhiệt lên đến 25 độ C chỉ với 2 lớp sơn. Giúp làm giảm lượng nhiệt trực tiếp tác động lên phần mái và tạo không khí mát mẻ hơn cho không gian trong căn nhà. Hỗ trợ các gia đình trong việc hạn chế sử dụng các thiết bị điện làm mát khác như quạt, máy điều hòa,…
- Độ bền và độ bám vật liệu cao, tạo nên lớp bảo vệ tốt trước ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao và các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết.
- Có khả năng hạn chế sự co giãn của vật liệu làm mái, nhờ đó tăng độ bền và thời gian sử dụng của phần tôn.
Với những tính năng trên, Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 đáp ứng được các nhu cầu về độ an toàn và là giải pháp cho việc làm giảm nhiệt tối đa cho phần mái tôn của các công trình.
Sơn Chống Nóng KOVA CN-05
Quy trình cơ bản sơn chống nóng cho mái tôn
Thi công bất cứ dòng sơn nào cũng có một quy trình nhất định
Về căn bản trong quy trình khi thi công sơn chống nóng trên bề mặt của mái tôn sẽ theo 8 bước căn bản dưới đây:
Thi công sơn chống nóng trên bề mặt tôn
Bước 1: Kiểm tra và xử lý bề mặt thi công
- Kiểm tra và đánh giá tình hình hiện trạng của bề mặt lớp tôn.
- Xử lý các vấn đề trên bề mặt như : thủng, rỉ sét, thấm nước,…
Bước 2: Vệ sinh bề mặt
- Rửa sạch bằng nước hoặc các dung dịch, chất tẩy rửa chuyên dụng.
- Làm sạch bụi bẩn bằng rulo hoặc máy phun xịt nước.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót
- Sử dụng máy phun sơn để áp lên bề mặt tôn một lớp sơn chống rỉ gốc nước chuyên dụng.
Bước 4: Sơn phủ lần 1
- Thực hiện sau khi lớp sơn lót đã khô ráo.
- Phủ 1 lớp dày và đều bằng rulo hoặc máy phun sơn.
- Pha sơn theo công thức của nhà sản xuất.
- Sơn phủ khi trời nắng ráo, không mưa.
Bước 5: Chỉnh sửa (Defect)
- Kiểm tra tình trạng của lớp sơn đầu : độ khô và độ đều màu.
- Xử lý bóng nước.
- Kiểm tra và xử lý những phần sơn phủ chưa đều.
Bước 6: Sơn phủ lần 2
- Sau khoảng từ 1-2 tiếng, lớp sơn 1 sẽ khô và đủ điều kiện để sơn lớp 2.
- Sử dụng rulo để sơn lớp thứ 2, lưu ý kiểm tra chắc chắn đảm bảo độ đều màu của lớp sơn này trên bề mặt tôn.
Bước 7: Bàn giao và nghiệm thu
- Chỉnh sửa lại các phần và vị trí sơn chưa được đều màu.
- Dùng máy để kiểm tra nhiệt độ bề dày. Lưu ý thực hiện vào lúc nhiệt độ bên ngoài cao nhất.
Bước 8: Bảo hành
- Bảo hành các lỗi kỹ thuật, bong tróc lớp sơn.
Tìm hiểu thêm:
- Cách thi công sơn chống nóng chuyên nghiệp, tiết kiệm.
- Hướng dẫn thi công sơn chống nóng cho mái tôn.
Lưu ý khi thi công trên bề mặt tôn mới và cũ
Thi công sơn chống nóng là bên mặt tôn mới về căn bản khá giống với các bước trên quy trình thi công sơn chống nóng, bao gồm:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt bằng nước hoặc lau sạch bằng chất tẩy rửa. Tiến hành thi công sơn lót bằng rulo hoặc máy phun sơn. Khuyến khích sử dụng sơn chống gỉ gốc nước KOVA KG-01.
Bước 2: Tiến hành sơn 2 lớp Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 lên bề mặt tôn. Lưu ý chỉ sơn lớp 2 khi lớp sơn lót và sơn đầu khô hoàn toàn, thường sẽ từ 3 -5 tiếng trong điều kiện thời tiết nắng ráo, không có mưa. Pha sơn theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Bước 3: Kiểm tra độ dày lớp sơn và đảm bảo độ đều màu.
Bề mặt mái tôn cũ nhiều mảng gỉ sét
Đối với loại mái tôn đã qua một thời gian sử dụng, dưới tác động của ngoại lực ảnh hưởng đã bị cũ, hư hỏng thì cần phải rất lưu ý phần xử lý vệ sinh lớp bề mặt ngoài của mái tôn để khi lớp sơn lên được hoàn hảo, hạn chế lỗi kỹ thuật.
Thường trong các trường hợp này, thợ thi công sẽ sử dụng rulo hoặc máy phun để xử lý hết bụi, rỉ sét trên bề mặt bằng chất tẩy rửa. Kiểm tra bề mặt xem có phần nào bị: thủng, thấm nước,… để hàn vá và thay thế nếu có. Sau công đoạn xử lý thì tiếp tục thi công lớp Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 như với lớp tôn mới.
Tạm kết
Để có một lớp sơn chống nóng được bao phủ hoàn hảo thì phải yêu cầu người thi công, thợ sơn phải thực hiện đúng theo quy trình thi công sơn chống nóng trên bề mặt ngoại thất. Kỹ lưỡng ở mỗi khâu và đảm bảo pha sơn theo đúng tỉ lệ và công thức của nhà sản xuất. Đảm bảo yêu cầu kĩ thuật ở khâu thi công là yếu tố tạo nên chất lượng của lớp sơn chống nóng.
Xem thêm:
Tin tức liên quan
10.05.2021
Hiệu quả vượt trội của sơn chống nóng mái tôn cho ngôi nhà luôn mát
23.11.2021
3 bước không thể thiếu khi chuẩn bị sơn chống nóng tường nhà
06.05.2021