QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN CHUẨN THẦU THỢ

Vào những ngày nắng nóng ở mức nhiệt độ đo được có khi vượt ngưỡng 40 độ, các mái che của ngôi nhà luôn phải hứng chịu “sự dày vò” từ cái nóng của ánh nắng mặt trời. Các chủ nhà thường hay dùng sơn chống nóng cho mái tôn như một biện pháp cứu cánh cho chiếc mái che nhà mình. Chính vì vậy, bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu về loại sơn này và quy trình thi công Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 tiêu chuẩn, bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Sơn chống nóng là giải pháp cứu cánh cho ngôi nhà những ngày nắng ngự

Sơn chống nóng là giải pháp cứu cánh cho ngôi nhà những ngày nắng ngự

Giới thiệu về sơn chống nắng ngoại thất

Sơn chống nóng được cấu tạo tinh thể phân lớp với các khoảng trống bên trong, lớp sơn chống nóng có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt của ánh nắng vào bên trong công trình bằng nguyên lý phản xạ ánh sáng. Bên cạnh đó, loại sơn này được sản xuất theo gốc nước, điển hình với KOVA CN-05 là hệ nước 100%.

Dòng sơn chống nóng sẽ có các lớp màng, lớp keo chuyên dụng kết hợp với gam màu sáng và một quy trình sơn tiêu chuẩn giúp tán xạ ánh sáng, giảm nhiệt độ cho bề mặt vật liệu và hạn chế sự truyền nhiệt quá nóng vào trong ngôi nhà. Loại sơn này có các công dụng nổi bật trên nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm: chống nóng tường bê tông, gạch ngói,… và nổi bật nhất là mái tôn kim loại. Đây được xem như một chiếc “áo giáp nhiệt” ưu việt cho ngôi nhà bạn tránh khỏi cái nóng khó chịu những ngày oi bức.

Lợi ích kép từ sơn chống nóng từ các tiêu chí thi công khắt khe

Ngoài mục đích chống nóng, người ta vẫn sử dụng dòng sơn này để trang trí và bảo vệ độ bền cho vật liệu ngoại thất. Đối với các mái tôn, là bộ phần tiếp xúc hoàn toàn với thời tiết nắng, các chủ nhà thường ưu tiên dùng sơn cho vị trí này nhất vì chúng vừa có giá trị trang trí thẩm mỹ, vừa bảo vệ mái che của ngôi nhà bền lâu và hạ nhiệt tốt.

Vừa chống nóng vừa trang trí là hai ưu điểm nổi bật của sơn chống nóng cho mái tôn

Vừa chống nóng vừa trang trí là hai ưu điểm nổi bật của sơn chống nóng cho mái tôn

Tuy nhiên, sự đa dạng này có yêu cầu cao về khâu thi công. Việc nắm vững quy trình thi công sơn chống nóng là điều mà mọi thợ sơn phải nằm lòng và các chủ nhà đặc biệt cân nhắc. Bởi lẽ, nếu sơn phết trang trí bình thường thì không có gì để nói, tuy nhiên đây là loại vừa chống nóng, vừa trang trí, một loại sơn đem đến lợi ích kép cho ngôi nhà như vậy chắc chắn sẽ đi kèm với một danh sách “dài sọc” các tiêu chuẩn cần đáp ứng. Trong đó, có thể kế đến các tiêu chí từ việc chọn loại sơn, kỹ thuật sơn, quy trình sơn, v.v.

Mặc dù vậy, các dòng sơn chống nóng nhìn chung vẫn đem đến những giá trị nhất định cho người sử dụng. Những giá trị đó xuất phát từ các đặc tính sau đây.

Đặc tính chung của các sơn chống nóng mái tôn:

  • Phản xạ (phản quang) ánh nắng
  • Giảm mức truyền nhiệt
  • Khả năng bảo vệ bề mặt mái tôn khỏi rêu mốc, gỉ sét
  • Chống ồn khi trời mưa
  • Giảm lượng tiêu thu điện từ việc hạ nhiệt độ cho không gian nhà

Sơn chống nóng được sử dụng trên những bề mặt nào?

  • Phần mái che: tôn kim loại, ngói, bê tông
  • Phần tường xung quanh công trình

Quy trình thi công sơn chống nắng cho mái tôn

 

Quy trình tiêu chuẩn cho sơn chống nóng trên bề mặt mái tôn

Quy trình tiêu chuẩn cho sơn chống nóng trên bề mặt mái tôn

Bước 1: Xử lý bề mặt vật liệu cần sơn kỹ lưỡng ở các chi tiết: hư hỏng, thủng rách, gỉ sét, bong tróc hoặc các mảng sơn cũ còn dính.

Bước 2: Thi công sơn lót (sơn chống gỉ)

Với các dòng sơn chống nóng điển hình như KOVA sẽ có riêng một loại sơn lót chống gỉ KOVA KG-01. Thợ sơn sẽ phủ một lớp sơn này ngay sau bề mặt được vệ sinh sạch sẽ.

Bước 4: Thi công lớp sơn chống nóng thứ nhất

Khi lớp sơn lót đã khô, tiến hành sơn lớp thứ nhất. Bạn có thể phun sơn hoặc lăn để sơn một lớp đều màu và có độ dày đạt chuẩn. Lưu ý cẩn thận pha sơn theo đúng quy định của nhà sản xuất và chọn thời tiết khô ráo để sơn.

Bước 5: Chỉnh sửa

Kiểm tra độ dày và khô của lớp sơn đầu tiên. Xử lý bong bóng nước, các mảng không đều màu hoặc bị lỗi.

Bước 6: Sơn lớp thứ hai

Khi lớp sơn thứ nhất đã khô (sau khoảng 12 giờ), tiến hành sơn lớp thứ hai theo thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn.

Bước 7: Nghiệm thu công trình

Chủ nhà và thợ sơn sẽ cùng kiểm tra chất lượng công việc bằng nhiệt kế vào thời điểm trời nóng để đánh giá hiệu quả của lớp sơn. Đối với một số bản hợp đồng chi tiết hơn, thợ và gia chủ sẽ có nhiều công việc khác cần kiểm tra tùy thuộc vào các hạng mục ghi trong hợp đồng.

Bước 8: Bảo hành.

Bảo hành lỗi kỹ thuật và sứt mẻ (nếu có)

Tính hiệu quả và độ bền của những lớp sơn chống nóng cho mái tôn

Để nói về hiệu quả và độ bền, chúng tôi xét hai tiêu chuẩn làm thang đo lường cho hai tiêu chí này.

Chất lượng sơn

 

Đầu tiên không phải tiền đâu mà là sơn chất lượng đâu

Đầu tiên không phải tiền đâu mà là sơn chất lượng đâu

Nếu chọn đúng loại sơn chất lượng, công trình của bạn có thể đạt độ bền lên đến 5 năm, thậm chí nhiều hơn nếu bạn bảo trì định kỳ hằng năm. Hay nói cách khác, để duy trì độ bền qua đến năm thứ 6 và xa hơn thì chủ nhà cần sơn thêm một đến hai lớp ở năm thứ 3 và thứ 4 kể từ ngày thi công.

Kỹ thuật sơn

Kỹ thuật sơn là yếu tố hết sức quan trọng làm nên sự thành bại của một lớp sơn chống nóng

Kỹ thuật sơn là yếu tố hết sức quan trọng làm nên sự thành bại của một lớp sơn chống nóng

Thứ hai là kỹ thuật sơn, đây là tiêu chí trọng yếu trong quy trình thi công sơn chống nắng cho mái tôn. Một đội sơn cần đảm bảo có kiến thức và tay nghề ổn định để tạo được những lớp sơn đạt tiêu chuẩn, mang đến hiệu năng giảm nhiệt tối ưu nhất và độ bền dài lâu nhất.

Tổng kết

Có nhiều tiêu chí để nói đến độ bền và hiệu năng của một lớp sơn chống nóng cho mái tôn, tuy nhiên hai tiêu chuẩn kể trên là tác động lớn nhất đến sự thành công. Và quan trọng hơn hết, đảm bảo làm đúng quy trình thi công sơn chống nắng mái tôn vẫn là điều cốt lõi của sự thành công đó. Hi vọng qua bài viết bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc sơn đúng quy trình cũng như những điều đặc biệt cần lưu ý khi sơn chống nắng cho mái tôn.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về phương pháp sơn này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website hoặc để lại thông tin cho đội ngũ Sơn Chống Nóng KOVA hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé.

Tin tức liên quan

GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ SƠN CHỐNG NÓNG TƯỜNG NHÀ

13.12.2021

GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ SƠN CHỐNG NÓNG TƯỜNG NHÀ

Khi nhắc đến những giải pháp chống nóng tường nhà người ta sẽ nghĩ ngay đến hiện nay túi khí chống nóng tường, thạch cao chống nóng, gạch mát và nhiều vật liệu khác. Vậy bạn đã từng nghe đến sơn chống nóng tường nhà chưa? Đây là một trong những giải pháp vừa an toàn, hiệu quả cao lại tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Bài … Continue reading GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ SƠN CHỐNG NÓNG TƯỜNG NHÀ
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG TƯỜNG NHÀ KOVA CN-05 VÀ CÁC LOẠI SƠN THƯỜNG

13.12.2021

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG TƯỜNG NHÀ KOVA CN-05 VÀ CÁC LOẠI SƠN THƯỜNG

Sơn Chống Nóng tường nhà KOVA CN-05 là loại sơn chống nóng khác biệt so với các loại sơn thông thường. Chính vì vậy quy trình thi công sơn chống nóng này có một số tiêu chí mà chủ nhà và thợ sơn cần phải hết sức lưu ý. Bài viết dưới đây cung cấp một số kiến thức về vấn đề trên, bạn đọc cùng tham khảo tiếp nhé! … Continue reading SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG TƯỜNG NHÀ KOVA CN-05 VÀ CÁC LOẠI SƠN THƯỜNG
QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN CŨ VỚI KOVA CN-05

13.12.2021

QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN CŨ VỚI KOVA CN-05

Điều kiện thời tiết khắt nghiệt tại Việt Nam là vấn đề lớn cho những mái tôn Cái nóng dai dẳng và khó chịu tại Việt Nam những năm gần đây ảnh hưởng lớn đến ngôi nhà của mọi người, đặc biệt là phần mái tôn, bộ phần này chịu nắng hoàn toàn trong một ngày, truyền nhiệt vào trong ngôi nhà và ảnh hưởng đến sinh hoạt của mọi … Continue reading QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN CŨ VỚI KOVA CN-05