Kinh nghiệm thi công Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 cho công trình, nhà ở

Thi công sơn chống nóng cho tường nhà hoặc mái tôn giúp cho ngôi nhà cũng như công trình trở nên sáng sủa, đem lại không gian mát mẻ và tràn đầy sức sống. Những kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng nhà nằm ở chỗ bạn nên tham khảo các thông tin nguyên vật liệu và cách thức thi công, để có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất. Việc này nhằm hạn chế được những phát sinh rủi ro sau này cho ngôi nhà của bạn. Hãy cùng tham khảo qua bài viết tổng hợp những kinh nghiệm trong quá trình thi công công nhà cửa với chất liệu Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 để màu sơn tường nhà chuẩn, bền đẹp.

Chuẩn bị cho bề mặt thi công trước khi sơn bột trét tường

Bí quyết thi công sơn chống nóng cho công trình, nhà ở

Chuẩn bị cho bề mặt thi công trước khi sơn bột trét tường

Đây là kỹ thuật cơ bản cần nắm cho đội ngũ thi công trước khi thực hiện quét sơn chống nóng. Cách chuẩn bị tốt cho bề mặt trước khi sơn thì khi sơn xong, chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng đạt hiệu quả cao. Giúp cho căn nhà của bạn không phải sơn đi sơn lại nhiều lần, tường luôn bền đẹp bất kể gió mưa.

Cách chuẩn bị bề mặt với các loại tường:

Đối với bề mặt mới

  • Với nhà khi tường vừa xây xong, bạn cần để bề mặt nghỉ thời gian tối thiểu 7 ngày sau khi thi công xong mới trét bột.
  • Sau đó tiến hành bước làm sạch loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất, vữa thừa trên bề mặt tường.
  • Dùng khăn thấm nước, lau ướt bề mặt nếu bị bám bụi, sau đó để khô rồi mới tiến hành các bước tiếp theo..

Đối với bề mặt cũ

  • Áp dụng cho các căn nhà trong giai đoạn sửa chữa, với các bề mặt cũ đã có lớp vôi lâu ngày, trước khi sơn đội ngũ thi công nên dùng bàn chải sắt chà xám, hoặc phun nước áp suất cao để lớp vôi được rửa sạch. Tiếp theo là dùng chổi nước làm sạch phần vôi, vữa thừa còn bám lại sau khi chà.
  • Lâu ngày nếu để tình trạng lên nấm mốc, thì dùng dung dịch khử trùng, diệt nấm mốc để quét lên bề mặt. Lấy các miếng nhám, hoặc chà nhám cho sạch, phẳng bề mặt tường cần sơn mới.

Sử dụng chống thấm cho tường

Một trong những bí quyết sơn chống nóng cho tường nhà mà nếu không phải là “dân chuyên” thì sẽ không biết. Đó là bạn hoàn toàn có thể sử dụng Chất chống thấm trước cho tường. Sau đó sử dụng bột trét hoặc mastic dẻo để làm phẳng bề mặt tường rồi mới thực hiện thi công các bước tiếp theo..

>>> Xem thêm: Hiệu quả chống nóng vượt trội khi nhà sử dụng Sơn Chống Nóng KOVA. 

Sơn lót có cần thiết không?

Đây là câu hỏi mà nhiều người hay đặt ra, có cần tốn chi phí cho sơn lót hay không? Câu trả lời là cần thiết và bắt buộc cần phải có. Vì nếu như không sử dụng sơn lót thì ngôi nhà của bạn phải dùng nhiều lượng sơn để phủ, vì sơn phủ bị hút vào lớp bột trét mất rồi. Vậy nên khi thi công thực tế chúng ta thường thấy, màu sơn khi khô có phần đậm hơn so với tường có sử dụng sơn lót. Ngoài ra, khi bạn sử dụng sơn lót thì bề mặt của tường tăng thêm độ phủ lớn, giúp bề mặt khi sơn tránh tình trạng loang lổ, bong tróc bề tường về sau.

Thi công Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 2 lớp phủ

Nếu bước sơn lót tạo nên chất lượng cho tường đạt độ bền bỉ bên trong, thì sơn phủ chính là tạo nên nét đẹp bên ngoài cho ngôi nhà. Do đó, khi thi công, người thợ nên sơn 2 lớp phủ để đảm bảo hiệu quả chống nóng được tốt nhất cũng như giữ cho tường được chắc chắn, đều màu hơn. Đặc biệt là ở những bề mặt không bằng phẳng thì sơn 2 lớp để đảm bảo hiệu quả chống nóng là điều cần thiết của quy tắc sơn tường nhà.

Bàn giao nghiệm thu công trình và đi vào sử dụng

Tuỳ thuộc vào quy mô và diện tích xây dựng của ngôi nhà mà thời gian thi công công trình sẽ không giống nhau. Thông thường, các công trình như nhà cấp bốn hoặc nhà ở có từ 1,2,3 tầng diện tích có thể dao động từ khoảng 4 – 8 tháng là được hoàn thiện bàn giao.

Sau khi thi công xong, nhà thầu sẽ bàn giao lại công trình đã đạt yêu cầu chất lượng để chủ đầu tư hay gia chủ nghiệm thu trước khi nhận.

Nghiệm thu khả năng chống nóng của tường nhà sau khi sử dụng Sơn Chống Nóng KOVA CN-05:

Nghiệm thu khả năng chống nóng của tường nhà

Nghiệm thu khả năng chống nóng của tường nhà

>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình thi công sơn chống nóng “Đơn giản – Nhanh chóng”.

Trên đây là một số kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng nhà ở, được tổng hợp lại được từ các chuyên gia thi công sơn chống nóng, và công trình dân dụng. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể trang bị cho mình những bước kiến thức về xây dựng tốt nhất, để thiết kế một không gian sống đúng như mong muốn.

Tin tức liên quan

Sơn chống nóng mái tôn KOVA CN-05 – Đánh bật nắng nóng Nam Bộ

01.11.2021

Sơn chống nóng mái tôn KOVA CN-05 – Đánh bật nắng nóng Nam Bộ

Thời tiết ở Nam Bộ với nhiệt độ tăng cao gây ra tình trạng nắng nóng cùng với sự oi ả, khó chịu cho con người đang làm việc trong các nhà máy, công trình. Dù có rất nhiều biện pháp chống nóng hiệu quả được áp dụng nhưng vẫn có một nhược điểm chính là lượng điện năng tiêu thụ cao. Sơn Chống Nóng cho mái tôn KOVA CN-05 … Continue reading Sơn chống nóng mái tôn KOVA CN-05 – Đánh bật nắng nóng Nam Bộ
KINH NGHIỆM KHI SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN

13.12.2021

KINH NGHIỆM KHI SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN

Sơn chống nóng cho mái tôn đang dần chiếm lĩnh thị trường? Vì sao? Một phần nguyên nhân là do những công việc này không tốn kém, chỉ thi công từ mái tôn vì đơn giản. Tuy nhiên, với chất liệu kim loại. Cũng giống như mái tôn, trong quá trình sử dụng không gian bên trong thường nóng như một lò thiêu. Vì mái tôn có khả năng dẫn … Continue reading KINH NGHIỆM KHI SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN
QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN CHUẨN THẦU THỢ

13.12.2021

QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN CHUẨN THẦU THỢ

Vào những ngày nắng nóng ở mức nhiệt độ đo được có khi vượt ngưỡng 40 độ, các mái che của ngôi nhà luôn phải hứng chịu “sự dày vò” từ cái nóng của ánh nắng mặt trời. Các chủ nhà thường hay dùng sơn chống nóng cho mái tôn như một biện pháp cứu cánh cho chiếc mái che nhà mình. Chính vì vậy, bài viết sau đây chúng … Continue reading QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN CHUẨN THẦU THỢ