Mẹo giúp thi công sơn chống nóng cho tường nhà đơn giản và tiết kiệm
Thi công sơn chống nóng tường nhà là giải pháp làm mát tối ưu cho mái ấm nhà bạn. Để các lớp sơn chống nóng đạt hiệu quả hạ nhiệt tốt nhất, bạn cần đảm bảo một quy trình thi công có trình tự rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo nhà sản xuất. Hiểu được điều đó, bài viết sau đây giới thiệu một số mẹo sơn chống nóng tường nhà đơn giản, tiết kiệm đạt hiệu quả cao nhất.
Lập kế hoạch, lựa chọn loại sơn và màu sơn
Lập kế hoạch, lựa chọn loại sơn và màu sơn
Trước khi bắt tay vào việc sơn sửa chống nóng, đầu tiên bạn nên xem lại tổng thể thiết kế của căn nhà sau đó mới lên kế hoạch để ra các quyết định lựa chọn xoay quanh việc sơn chống nóng cho các mảng tường. Một số công việc cần thống nhất ở giai đoạn này như:
- Chọn loại sơn
- Thống nhất tông màu
- Lựa chọn thương hiệu sơn
- Tính số lượng sơn cần dùng
Các loại sơn trên thị trường hiện nay đa dạng và phổ biến bao gồm sơn nước, sơn nhũ, sơn dầu, sơn giả bê tông, sơn giả gỗ, sơn nội thất hay sơn ngoại thất, sơn chống nấm mốc, chưa kể đến sơn chống thấm nước, sơn lì, sơn bóng,… Mỗi loại sơn đều mang công năng cũng như các ưu và nhược điểm khác nhau của riêng chúng.
Do đó trước khi lựa chọn, bạn nên tham khảo thông tin, cũng như giá cả của từng loại trước. Ngoài ra, bạn nên ghi ra một số danh sách các thiết bị cần thiết khác khi tiến hành thi công sơn phủ chống nóng cho tường nhà mình.
Lưu ý: Khi chọn màu sơn cho tường nhà hay mái tôn bạn nên ưu tiên những gam màu sáng như trắng, be, xanh nhạt,… Các màu này giúp không gian của ngôi nhà trở nên dịu mắt và tăng độ thông thoáng của nhà vào ngày hè hơn. Đặc biệt, bạn nên tránh chọn những gam màu nóng, kích thị giác vào ngày hè oi bức như cam, đỏ, tím, hồng đậm. Đa phần các màu này có thể cộng hưởng với nhiệt độ làm gia tăng nhiệt của ngôi nhà hơn.
Chuẩn bị vệ sinh bề mặt tường cũ
Chuẩn bị xử lý bề mặt thi công sơn chống nóng
Đây là công đoạn quan trọng, giúp đảm bảo tường nhà của bạn hoàn thiện hơn trong lúc sơn sửa, tăng độ bám dính của sơn. Bước đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh bề mặt tường cũ bằng cách xử lý và loại bỏ hết tất cả những vết bẩn, bụi bám, màng nhện, rêu mốc, lớp dầu mỡ lâu năm tồn đọng,…
Nếu bề mặt tường nhà bạn có lỗ hổng, thì nên trám lại cho phẳng bằng các hỗn hợp xi măng và bột trét, sau đó mới tiến hành sơn nhà.
Tiến hành việc tự thi công sơn chống nóng
Tiến hành việc tự thi công sơn chống nóng
Mỗi loại sơn đều có cách thi công và công thức pha khác nhau. Bạn nên xem kỹ công thức và hướng dẫn pha của người bán giới thiệu tại cửa hàng. Bước đầu tiên trong quá trình sơn là đổ sơn ra thùng, sau đó pha thêm tỉ lệ nước đúng như công thức của loại sơn bạn dùng, tiến hành quét các góc của tường.
Chủ nhà có thể sử dụng chổi quét hay con lăn sơn, hoặc tốt hơn là bạn có dụng cụ phun sơn trực tiếp. Nếu nhà quá cao, thì chắc chắn bạn nên cần lắp thêm cán tạo độ dài cho chổi quét hoặc con lăn.
Lưu ý: Trong bước tiến hành sơn cho người chưa có kinh nghiệm, bạn nhúng con lăn vào thùng sơn đã trộn, cầm con lăn chắc tay và chậm rãi lăn từ trên xuống dưới 1 đường và 1 hướng theo chiều dọc.
Khi bạn nhúng sơn vào thùng, tránh cho tình trạng sơn rơi vãi, gây tổn thất nguyên vật liệu, thì nên đặt con lăn ở các cạnh của tường và lăn theo trình tự từ trên rồi mới xuống phía dưới. Nên di chuyển con lăn, hay chổi một cách thật dứt khoát để hình thành những lớp sơn cố định, liền mạch, tránh cho trường hợp sơn đứt quãng, vậy thì sơn xong sẽ lem nhem và không được đẹp.
Đối với Sơn Chống Nóng KOVA-CN05 người thi công dễ thực hiện, chỉ cần đủ 2 lớp sơn, nóng tan – nhà mát. Đây cũng là một trong những loại sơn chống nóng mà các công trình thi công nhà ở dân dụng được tin chọn số 1 trên thị trường Việt Nam.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình thi công Sơn Chống Nóng KOVA CN-05.
Hoàn thiện các công đoạn và vệ sinh tường sau khi sơn
Sau khi sơn quét xong, bạn cần kiểm tra thật kỹ một lượt xem bề mặt tường sơn xong có bị lỗi, bám bụi, trong quá trình có bị va đập và lem sơn chỗ nào hay không. Nếu có thì chỉnh sửa lại ngay lúc đó, vì đang dở tay, còn sẵn dụng cụ và nguyên liệu để có thể sửa lỗi kịp thời. Nếu bạn không kiểm tra lại, dọn dẹp hết dụng cụ thiết bị mới phát hiện ra lỗi của sơn thì cũng tốn công sức và khó mà sửa lại.
Một số điều cần chú ý trong quá trình sơn
Một số điều cần chú ý trong quá trình sơn
Cách sơn tường để tránh bị lem ra các thiết bị, vật dụng gia đình, hay rơi vãi nhiều xuống bề mặt đất là bạn nên bao bọc thật kỹ. Trước đó những đồ đạc ngoài sân thì nên kê gọn lại, sử dụng vải hay bạt che, túi nilon bao bọc lại, tránh bị lem sơn trong lúc thi công. Dưới đất thì bạn dùng bạt trải dài để khi sơn rơi vãi không dính xuống bề mặt sân.
Đảm bảo an toàn cho người thi công, khi sơn bạn nên mặc các thiết bị, vật dụng bảo hộ thân thể như: mũ, mắt kính và găng tay. Tránh cho sơn bắn vào người hay mắt. Nếu bạn chọn sơn chống nóng của thương hiệu KOVA thì chắc chắn 100% là đảm bảo tuyệt đối với sức khỏe của người sử dụng. Chất sơn không chứa chì, thuỷ ngân, chất hoá học gây tổn hại đến sức khỏe người thi công và người ở.
Tính toán lượng sơn sử dụng vừa đủ tránh trường hợp thừa hay thiếu. Bạn nên đo đạc diện tích cần sơn là bao nhiêu, sau đó xem thông số kỹ thuật của từng loại sơn để ước tính trước khi mua.
>>> Xem thêm: Biện pháp chống nóng hiệu quả, bền lâu cho ngôi nhà bạn luôn mát mẻ.
Hy vọng những thông tin hữu ích của bài viết nêu trên trong việc thi công sơn chống nóng tường nhà sẽ giúp chủ nhà phần nào thiện hiện thẩm mỹ, nâng cao chất lượng cuộc sống ngôi nhà của mình trong tương lai. Chúc bạn thành công trong công cuộc xua tan cái nóng ngày hè.
Tin tức liên quan
08.11.2021
Những con số khiến bạn bất ngờ từ Sơn Chống Nóng cho mái tôn KOVA CN-05
13.12.2021
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THI CÔNG SƠN CHỐNG NÓNG TƯỜNG NHÀ KOVA CN-05 VÀ CÁC LOẠI SƠN THƯỜNG
13.12.2021