Không còn lo lắng khi mùa nóng đến với sơn chống nóng cho mái tôn
Việc sử dụng mái tôn cho ngôi nhà vừa tiết kiệm chi phí vừa dễ sử dụng nên khá phổ biến cho các hộ gia đình, nhà máy, kho xưởng. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là hấp thụ nhiệt tương đối cao và tản nhiệt kém làm ngôi nhà trở nên nóng bức đặc biệt vào những ngày nóng cực độ khi bề mặt tôn có thể lên đến 60 độ C, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đối với cửa hàng, nhà máy khó bảo quản hàng hóa được tốt, công nhân cảm thấy uể oải, năng suất làm việc giảm. Thấu hiểu được nỗi lòng của các gia đình, nhà máy,… bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cách chống nóng cho căn nhà đặc biệt là sơn chống nóng cho mái tôn.
Các phương pháp chống nóng cho mái tôn thường được sử dụng
Dùng quả cầu thông gió
Nguồn: Internet
Quả cầu thông gió làm bằng inox được đánh giá là thiết bị chống nóng hữu hiệu. Vận hành trên nguyên tắc hút khí nóng trong nhà ra ngoài và đưa gió tự nhiên bên ngoài vào nhà. Ưu điểm của cách chống nóng này là tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường, vận hành 24/24 kể cả khi không có gió. Tuy nhiên, quả cầu sẽ không hoạt động ở những nơi bị che khuất, việc lắp đặt cũng khó khăn, dễ bị kẹt khi hoạt động và bị dột khi trời mưa.
>>> Tham khảo: GIẢI PHÁP CÁCH NHIỆT, CHỐNG NÓNG TƯỜNG NHÀ HƯỚNG TÂY HIỆU QUẢ.
Phun sương làm mát mái tôn
Nguồn: Internet
Phun sương dựa trên nguyên lý làm mát là làm lạnh khi bốc hơi. Các hạt sương với kích thước nhỏ bay ra từ vòi phun và bốc hơi dần trong không khí. Khi đó, không khí trở nên mát mẻ hơn. Sử dụng hệ thống phun sương có ưu điểm chi phí thấp nhưng nhược điểm tạo ra độ ẩm có thể làm hỏng nội thất cần được bảo trì thường xuyên tốn thời gian, tiền bạc và công sức cho người sử dụng. Ngoài ra để sử dụng hiệu quả thì cần hệ thống trong không gian nhà kín hoặc ít gió.
Trồng cây, dây leo trên mái nhà
Nguồn: Internet
Nhiều gia đình chọn trồng cây hoặc dây leo trên mái tôn để chống nóng. Đây là giải pháp thân thiện với môi trường và cũng mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên cần đặt khung đan lưới cách mái tôn ít nhất 20cm để tránh cây tiếp xúc với tôn. Nhược điểm là vào mùa nắng cao điểm lá cây dễ khô héo, gây cháy,…
Sử dụng lưới che nắng cho mái tôn
Nguồn: Internet
Sử dụng lưới che nắng cũng là một cách hữu hiệu làm giảm nhiệt độ mái tôn, nên sử dụng các lưới che màu tối như đen, xanh đậm,… để hạn chế ánh nắng tác động đến mái tôn. Phương pháp này có một số hạn chế như chỉ sử dụng ở không gian nhỏ, làm mất thẩm mỹ của căn nhà, khả năng giảm nhiệt không quá cao.
Dùng Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 cho mái tôn
Một cách chống nóng cho những ngôi nhà lợp tôn được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 với những lợi ích rõ rệt. Mái tôn sau khi sử dụng sơn như được bảo vệ, ngăn cản sự hấp thụ nhiệt. Đây là cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Trên thị trường có rất nhiều loại sơn giúp giảm nhiệt độ trong đó phải kể đến Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 giúp mái tôn hạ nhiệt từ 8-25 độ C. Lưu ý trước khi sơn cần vệ sinh tôn và quét một lớp chống gỉ rồi mới sử dụng sơn chống nóng.
Những lợi ích khi sử dụng sơn chống nóng cho mái tôn:
- Mái tôn là kim loại dễ hấp thụ ánh nắng và truyền nhiệt cao nhưng khi sử dụng Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 sẽ làm giảm nhiệt độ bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nắng từ 8-25 độ C, đặc biệt trời càng nắng giảm nhiệt độ bề mặt càng nhiều.
- Sơn có tính năng chống bám bẩn, các hiện tượng rêu, nấm mốc cho các vật liệu từ tôn, kẽm, tôn mạ kẽm giúp sơn bền màu theo thời gian, tăng tuổi thọ của công trình.
- Màng sơn bám dính tốt, giúp tăng độ bền của vật liệu, một phần phản xạ tốt lượng nhiệt từ mặt trời lên đến 90%, tăng khả năng thoát nhiệt bên trong công trình ngay cả khi trời tắt nắng.
- Quá trình thi công sơn chống nóng cũng diễn ra nhanh chóng và đơn giản không gây cản trở cho công việc sản xuất của doanh nghiệp.
Ưu điểm khi thi công Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 cho mái tôn
Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 không chỉ được đánh giá là mang lại hiệu suất cao mà còn dễ dàng thi công cho hộ gia đình. Dưới đây là bước chuẩn bị cho bề mặt trước khi thi công trên mái tôn:
- Đối với tôn cũ: Làm sạch vết gỉ, để khô và sơn lót bằng sơn chống gỉ hệ nước KOVA KG-01
- Đối với tôn mới: Xử lý bề mặt sạch sẽ, để khô, nên sơn lót KOVA KG-01 ở các vị trí nối, bắt vít để hạn chế rỉ sét.
>>> Có thể bạn quan tâm: HIỆU QUẢ VƯỢT TRỘI CỦA SƠN CHỐNG NÓNG MÁI TÔN CHO NGÔI NHÀ LUÔN MÁT.
Cách thi công sơn chống nóng cho bề mặt mái tôn:
Với những chia sẻ về cách chống nóng cho ngôi nhà khi mùa hè sắp đến ở trên và đặc biệt là lợi ích vượt trội của sơn chống nóng cho mái tôn KOVA. Hy vọng các bạn có thể lựa chọn được giải pháp giảm nhiệt hiệu quả và phù hợp cho căn nhà của mình. Hãy nhắn tin ngay với KOVA tại website để được tư vấn chống nóng một cách nhanh nhất!
Tin tức liên quan
25.12.2021
4 bước “thần thánh” thi công sơn chống nóng cho mái tôn đạt hiệu quả cao
13.12.2021
KINH NGHIỆM KHI SƠN CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN
13.12.2021