Tìm hiểu thông tin và quy trình thi công sơn chống nóng
Sơn chống nóng là một trong những giải pháp tối ưu nhất, giúp giảm nhiệt độ, tránh hấp thụ nhiệt từ ánh nắng vào ngôi nhà khi thời tiết nắng nóng hoặc mùa hè và đặc biệt là các công trình xây dựng ở khu vực miền Nam với khí hậu nóng quanh năm. Với cái tên khi đọc lên là sơn chống nóng nhưng không phải ai cũng hiểu về cách hoạt động và hiệu quả mà nó mang lại. Do vậy, vẫn còn nhiều thắc mắc đối với những người chưa hiểu về việc sử dụng sơn chống nóng ra sao? Lựa chọn loại sơn nào tốt? Cách thi công sơn chống nóng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc của bạn nhé!
Sơn chống nóng là gì?
Sơn chống nóng với đúng theo tên gọi của nó là một loại sơn được tạo ra để chịu được nhiệt độ cao và phản xạ lại ánh sáng mặt trời, tránh việc hấp thụ nhiệt độ vào bên trong một cách vô cùng hiệu quả. Đối với những gia đình lợp mái bằng tôn sẽ phải chịu cảm giác nóng bức do vật liệu bằng tôn hấp thụ nhiệt vào bên trong căn nhà vào những ngày nắng nóng gây cảm giác khó chịu cho cả gia đình hoặc khi sử dụng các giải pháp chống nóng khác như máy điều hòa cũng sẽ tạo cảm giác ngột ngạt do nóng, lạnh đan xen nhau do mái tôn không có khả năng cách nhiệt bên ngoài. Nên việc lựa chọn sơn chống nóng là một giải pháp tối ưu được nhiều gia đình lựa chọn thi công sơn chống nóng cho mái tôn hoặc tường nhà giúp cho ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn.
Sơn chống nóng có nhiều loại khác nhau phù hợp với từng nhu cầu như mái tôn, tường nhà, các bề mặt kim loại như tủ điện, cục nóng máy lạnh,… giúp giảm bớt nhiệt độ tỏa ra làm cho ngôi nhà trở nên mát mẻ trong những ngày nắng nóng.
>>> Tham khảo: Cập nhật bảng giá thi công sơn chống nóng.
Sơn Chống Nóng KOVA CN-05
Mã màu phù hợp cho ngôi nhà của bạn
Được nhiều nhà xây dựng, gia chủ tin tưởng sử dụng trong quá trình xây dựng nhà cửa với khả năng giảm nhiệt độ bề mặt đáng kể đến 25 độ C được sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như tôn hoặc tường.
Ngoài tác dụng chính là giảm nhiệt độ cho ngôi nhà, Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 còn có những ưu điểm nổi trội khác như:
- Tăng tuổi thọ cho ngôi nhà nhờ giảm thiểu khả năng hấp thụ nhiệt độ và bảo vệ căn nhà khỏi những tác hại do rêu mốc, rỉ sét, mưa gió gây ra.
- Khả năng bám dính tốt trên các bề mặt vật liệu.
- Không chứa các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
- 5 mã màu pha sẵn phù hợp với nhu cầu của chủ nhà.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng sơn chống nóng
Cần quan sát kỹ các bề mặt vật liệu thi công tránh tình trạng sơn không bám dính trên bề mặt.
Trong quá trình thi công cần đeo đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn lao động như găng tay, kính bảo hộ mắt.
Thời gian thi vào công những ngày nắng tốt hoặc mát, tránh các ngày có mưa để sơn nhanh khô.
Sản phẩm khi mở ra cần sử dụng ngay, tránh tình trạng sơn bị khô, cần bảo quản sơn ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dùng ngay Sơn Chống Nóng KOVA nóng tan – nhà mát.
Quy trình thi công Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 cho tường nhà
Thực hiện thi công sơn cho tường nhà
Trường hợp 1: Dành cho tường mới
Bước 1: Kiểm tra ổn định kết cấu của bề mặt tường mới xây đủ điều kiện để sơn.
Bước 2: Thi công tường với 2 lớp Chất chống thấm KOVA CT-11A Tường , xử lý bề mặt tường và thi công 1 lớp sơn ngoại thất kháng kiềm.
Bước 3: Thi công 2 lớp Sơn Chống Nóng KOVA CN-05.
Trường 2: Dành cho tường cũ
Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường cũ bằng cách cạo sạch lớp sơn cũ, phun nước rửa sạch bụi bẩn.
Bước 2: Thực hiện thi công như bước trên dành cho tường mới.
Quy trình thi công sơn chống nóng dành cho mái tôn
Thực hiện thi công phun sơn chống nóng mái tôn
Trường hợp 1: Mái tôn mới
Bước 1: Rửa sạch bụi bẩn, các tạp chất, bằng chất tẩy rửa và nước để làm sạch bề mặt mái tôn trước khi thi công.
Bước 2: Sử dụng sơn chống rỉ dành cho mái tôn bằng bằng máy phun chuyên dụng giúp tăng khả năng chống rỉ và rêu mốc. Trong thời tiết nóng cần pha thêm ít nước để giúp cho sơn bám dễ hơn trên bề mặt mái tôn.
Bước 3: Sau khi phun sơn chống rỉ cho mái tôn cần phải đợi từ 6 đến 8 tiếng cho sơn khô và tiếp tục thi công 2 lớp Sơn Chống Nóng KOVA CN-05 ở bước tiếp theo. Cần xem xét thời tiết trong ngày thi công để pha sơn cho phù hợp, nếu trời hanh khô pha thêm tầm 20% nước sao cho phù hợp với nhiệt độ và độ ẩm của thời tiết trong ngày. Dùng chổi, cọ hoặc máy phun chuyên dụng để phủ sơn lên bề mặt mái tôn bằng 2 lớp sơn và mỗi lớp sơn phải cách nhau từ 3 đến 4 tiếng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Trường hợp 2: Mái tôn cũ
Bước 1: Xử lý bề mặt mái tôn cũ đã rỉ sét lâu ngày
- Vệ sinh mái tôn bằng những công cụ chuyên dụng như bàn chải sắt, chất tẩy rửa, giấy nhám để đánh bay những chỗ bị gỉ sét và bụi bẩn trên mái tôn.
- Phun nước áp lực cao để đánh bay những nơi không vệ sinh đến được.
- Thay những chỗ ốc vít bị hư hại và trám, vá những chỗ thủng trên mái tôn.
Bước 2 và 3: Thực hiện theo hướng dẫn mái tôn mới.
Tổng kết
Bài viết trên đã hướng dẫn các bạn chi tiết về quá trình thi công sơn chống nóng và giúp bạn hiểu hơn về cách hoạt động của sản phẩm dành cho nhà của bạn.
>>> Tham khảo: Quy trình thi công sơn chống nóng đơn giản, hiệu quả
Tin tức liên quan
07.03.2021
Nhà mát quanh năm nhờ chống nóng đúng cách
23.11.2021
Giải pháp chống nóng hàng đầu cho gia đình bạn – Sơn chống nóng cho mái tôn
01.11.2021